SHE Chocolate
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.
Trang chủ » Tin tức
Truyền thống và sự thay đổi không ngừng đã mang đến những sự kết hợp độc đáo trong nền ẩm thực. Bánh trung thu socola là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp này. Nhân bánh đã được biến tấu, sáng tạo rất nhiều trên cơ sở bánh cổ truyền được bao bọc bởi lớp sô-cô-la thơm ngon, những chiếc bánh trung thu socola đã mang đến một trải nghiệm ẩm thực mới mẻ và độc đáo cho mùa trăng tròn.
Linh hồn của mâm cỗ Trung thu là bánh nướng và bánh dẻo, còn gọi là bánh mặt trăng. Ngày nay, với những quan niệm hiện đại về sức khỏe dinh dưỡng, bánh nướng và bánh dẻo có vẻ như không được ưu tiên trong việc ăn uống, nhưng vẫn là thành phần quan trọng, không thể thiếu được trong mâm cỗ Trung thu. Bánh Trung thu đại diện cho mặt trăng với vẻ đẹp vằng vặc tròn đầy sáng rực rỡ. Một cặp bánh nướng, bánh dẻo tượng trưng cho hai mặt âm và dương, trong đó bánh dẻo tượng trưng cho mặt trăng sáng tròn vành vạnh tinh khôi.
Bánh trung thu xưa
Bánh Trung thu truyền thống của Việt Nam thường có nhân thập cẩm gồm: mỡ đường, hạt dưa, lá chanh, lạp xưởng hoặc gà khô, mứt bí, mứt sen, vừng rang… trộn với rượu Mai Quế Lộ và mạch nha. Những nguyên liệu này và dáng vẻ tròn vành vạnh của chiếc bánh mang ý nghĩa cầu mong mùa màng mưa thuận gió hòa, bội thu nông sản, và cầu mong một sự đoàn tụ gia đình.
Cách thức làm bánh trung thu cổ truyền cũng rất cầu kỳ. Các loại nguyên liệu làm bánh phải được chuẩn bị từ trước đó rất lâu, thậm chí vài tháng. Đường đỏ được nấu với dứa hoặc chanh, mạch nha, nước tro tàu (nước nấu từ tro của rơm, rạ sau vụ mùa), nấu xong đậy kín để om trong hai, ba tháng cho lên màu đẹp rồi mới đem ra làm bánh. Nước đường này trộn vào với bột vỏ bánh để khi nướng lên, bánh có màu nâu đẹp và mềm mại sau khi nướng một ngày.
Bánh trung thu nay
Ngày nay, bánh Trung thu đã được biến tấu, sáng tạo rất nhiều trên cơ sở bánh cổ truyền: Bánh có nhân đậu xanh, đậu đỏ trứng muối, nhân gà quay, nhân yến sào, nhân tiramisu, chocolate, trà xanh, khoai môn, cốm, sữa dừa, vừng đen, cà phê… Hạt dưa cũng có thể thay thế bằng hạt macca, hạt điều, óc chó, hạnh nhân… Vỏ bánh bằng tinh than tre, bột trà xanh, bột socola… hoặc được nhuộm màu từ nhiều loại cây, lá, quả như lá cẩm, hoa đậu biếc, thanh long…
Hình dáng bánh từ hình tròn nguyên thủy, sau này được biến tấu thành nhiều kiểu hình dáng như con cá, đàn lợn mẹ con. Bánh Trung thu hiện đại ngày nay còn được tạo hình cầu kỳ với các họa tiết nổi kiểu 3D, mang màu sắc rực rỡ như những bức tranh chứ không còn một màu thuần nâu của bánh nướng như trước nữa.
Tết Trung thu trải qua sự biến thiên của dòng chảy lịch sử, đã có những biến đổi khác nhau để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội của từng giai đoạn. Cho đến nay, ít nhất, những điều cơ bản nhất của Trung thu vẫn còn tồn tại, được lưu giữ. Sự quan tâm của xã hội và từng cá nhân đến yếu tố truyền thống trong mỗi dịp Tết Trung thu cũng đang nhiều hơn.
Bánh trung thu socola SHE biểu tượng của sự hoà nhập và đa dạng văn hoá
Trong quá trình biến thiên lịch sử, bánh trung thu socola đã trở thành một biểu tượng của sự hòa nhập và đa dạng hóa văn hóa. Việc kết hợp nguyên liệu phương Tây như socola vào bánh trung thu truyền thống có thể được coi là một phản ánh của sự tương tác và giao thoa.
Không chỉ đơn thuần là chiếc bánh, bánh trung thu socola còn là một món quà ý nghĩa trong những dịp đặc biệt. Với hương vị đặc trưng và kiểu dáng đa dạng, những chiếc bánh trung thu socola sẽ làm hài lòng cả người nhận và người tặng. Hãy tưởng tượng những cuộc sum họp gia đình hay những buổi tiệc trà cùng bạn bè, mỗi chiếc bánh trung thu socola đều làm tăng thêm niềm vui và sự phấn khởi.
Bánh Trung thu socola SHE không chỉ thỏa mãn khẩu vị của nhiều người, mà còn truyền tải thông điệp về sự hoà nhập và đa dạng văn hoá. Việc sử dụng nguyên liệu và phong cách mới trong bánh Trung thu đã mở ra cánh cửa cho sự sáng tạo và đa dạng trong việc làm bánh. Điều này phản ánh sự mở rộng, chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và khẩu vị trong cộng đồng. Bánh Trung thu socola SHE trở thành biểu tượng cho sự hòa quyện và tôn trọng sự đa dạng, giúp kết nối các cộng đồng và góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá để hoà nhập mà không hoà tan.
Trải qua thời gian, Tết Trung thu cổ truyền cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với cuộc sống của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử. Từ những cái Tết Trung thu tinh tế, cầu kỳ, công phu cổ xưa, cho đến Tết Trung thu thiếu thốn thời bao cấp, phải tự làm hầu hết từ bánh Trung thu cho đến đồ chơi và ngày nay là cuộc sống hiện đại, hội nhập, với quá nhiều tiện nghi, những cách thức đón và chơi, ăn Tết Trung thu cũng đang dần thay đổi. “Mỗi em nhỏ, khi lớn lên, trưởng thành, rồi sẽ lại nhận ra những giá trị của Trung thu truyền thống và sẽ tìm cách để gìn giữ những giá trị đó cho con, cháu mình”
Vẫn có những truyền thống được gìn giữ và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Phải chăng đó là do chính Tết Trung thu đã là một di sản tinh thần, được lưu truyền nhiều thế hệ và mang sẵn bên trong sức “đề kháng”?